Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Chữa bệnh gan bằng Cây chó đẻ

Chữa bệnh gan bằng Cây chó đẻ

khi sử dụng cây chó đẻ nên biết những cảnh báo cần thiết , Khoa học đã chứng minh cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan siêu vi B rất tốt.

Cây chó đẻ còn được gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu (vì có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá), diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt... Cả hai loại diệp hạ châu ngọt  và đắng cùng họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ thường tìm lá cây này để ăn.
Cây chó đẻ được trồng thành vùng dược liệu ở huyện Cát Tiên - Lâm Đồng

Kháng virus viêm gan B

Cây chó đẻ có chứa nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như flavonoit, alkaloid phyllanthin; các hợp chất hypophyllanthin, nirathin, phylteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam... 

Về dược năng, thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ cho thấy có tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm với kháng nguyên HbsAg chứng tỏ cây chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B. Đông y cho rằng cây chó đẻ vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt...; thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.

Tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980 về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Ấn Độ cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây diệp hạ châu có khả năng chữa bệnh viêm gan. Một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này. Theo đó, 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).

Tiếp theo đó, một nghiên cứu tiến hành năm 1995 cho thấy cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị đái tháo đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.


Tăng nguy cơ vô sinh?
Dưới đây là một số cảnh báo cần lưu tâm, dù chưa có nghiên cứu kiểm chứng.
Hiện trên thị trường có khá nhiều chế phẩm dùng điều trị viêm gan dưới các dạng của những cơ sở sản xuất có dùng dược liệu từ cây chó đẻ. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu cây chó đẻ để sản xuất các chế phẩm này là từ nguồn hoang dại, trong khi một cây thuốc mọc ở vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau có thể có hiệu quả điều trị khác nhau. Bởi vậy, người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có số đăng ký của cơ quan y tế thẩm quyền cấp.

Mặt khác, có thông tin cho rằng người khỏe mạnh dùng cây chó đẻ uống hằng ngày sẽ dẫn tới xơ gan, teo gan. Bởi theo nguyên lý, khi mật không tiết ra (ở người có bệnh như viêm mật, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Với tính đắng, hàn nên cây chó đẻ có tác dụng giải nhiệt. Người không bị nhiệt dùng vị thuốc này không những không giúp ích gì cho sức khỏe mà còn khiến cơ thể quá hàn. Dù chưa có nghiên cứu trên diện rộng để kết luận về việc gây vô sinh của cây chó đẻ nhưng theo lý thuyết đông y, khi cơ thể quá hàn thì khó thụ thai. Cây chó đẻ làm tăng tính hàn nên về lý thuyết, chúng tăng nguy cơ vô sinh.


Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây chó đẻ.
- Chữa sốt rét: Cây chó đẻ 8 g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10 g; bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc, mỗi vị 4 g, đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10 g.
- Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính: Dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi.
- Chữa suy gan (do sốt rét,  sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc): Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g, sắc nước uống hằng ngày.
- Chữa xơ gan cổ trướng thể năng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100 g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.
Chữa viêm gan B: Chó đẻ 30 g, nhân trần 12 g, sài hồ 12 g, chi từ 8 g, hạ khô thảo 12 g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.
200 ha cây chó đẻ chuẩn Viet GAP
Đến nay, huyện Cát Tiên đã triển khai chương trình ứng dụng nhân rộng sản xuất cây chó đẻ theo quy trình Viet GAP với diện tích 100 ha, đồng thời triển khai đề tài khoa học nghiên cứu sản xuất loại cây này. Huyện còn liên kết với Trung tâm Phân tích - Chứng nhận chất lượng Sở Khoa học - Công nghệ Lâm Đồng chế biến sản phẩm trà túi lọc Diệp hạ châu Cát Tiên. Đến năm 2015, Cát Tiên sẽ có 200 ha diện tích trồng cây chó đẻ theo quy trình Viet GAP để ổn định nguồn nguyên liệu.
Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, UBND huyện Cát Tiên - Lâm Đồng đã trồng cây chó đẻ trên một số diện tích nông nghiệp năng suất thấp. Trong năm 2011, mô hình sản xuất thử nghiệm cây chó đẻ lần đầu tiên được thực hiện với diện tích 1,5 ha (tại 2 xã Tư Nghĩa và Mỹ Lâm), năng suất đạt trên 3 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy Cát Tiên rất thích hợp với cây chó đẻ. Qua phân tích hàm lượng dược chất trong cây chó đẻ ở Cát Tiên cho thấy niranthin: 4,719 mg/g, hypophyllanthin: 2,998 mg/g, phyllanthin: 5,488 mg/g và tổng dược chất đạt 21,2%.
V.Hy
Bác sĩ HOÀNG XUÂN ĐẠI

3 nhận xét:

  1. Trong Đông y, dược liệu Diệp Hạ Châu hay còn có tên dân gian là cây thuốc chó đẻ. Cây thuốc chó đẻ có nhiều tác dụng, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan mà còn có tác dụng giảm béo.

    Cây thuốc chó đẻ có tên khoa học là có tên khoa học là Phyllanthus Urinaria L, họ thầu dầu Euphorbiaceae…còn trong Đông y có tên là Diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn…. Cây thuốc chó đẻ có hai loại: Diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt.

    Một số tác dụng của cây thuốc chó đẻ:

    - Kháng virus viêm gan B: Cây thuốc chó đẻ có chứa các nhóm chất hóa học như: axit hữu cơ, tamin, phenol, lignam…

    Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, cho thấy, cây thuốc chó đẻ có chứa các enzyme có tác dụng chưa viêm gan. Để chứng minh điều đó, một thì nghiệm cho thấy, trên 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B có thể bị ngăn chặn sau 30 ngày sử dụng cây thuốc chó đẻ. Với các chất hóa học trong cây thuốc chó đẻ có tác dụng bảo vệ gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây thuốc chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B. Trong đông y, cây thuốc chó đẻ có tính mát, thanh nhiệt, có tác dụng tiêu độc,…thường được bào chế thành các loại thuốc chữa các bệnh lí liên quan đến gan, thận…

    - Tác dụng lợi tiểu: Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây thuốc chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp và ổn định đường huyết của những bệnh nhân tiểu đường.

    - Chữa các bệnh chàm mãn tính: Trong dân gian đã phát hiện ra công dụng của cây thuốc chó đẻ là làm mờ, hết những vết chàm trên da. Lấy lá cây chó đẻ, rửa sạch, giã dập và xát vào chỗ bị chàm.

    - Chữa sốt rét: Với các nhóm chất hóa học, có tính chất kháng khuẩn nên cây chó đẻ kết hợp với một số loại thảo dược khác cũng có tác dụng chữa sốt rét.

    Ngoài những công dụng mà khoa học đã chứng minh thì từ nhiều năm nay, con người đã phát hiện ra tác dụng chữa bệnh của cây thuốc chó đẻ, sử dụng để chữa các bệnh: vàng da, u tuyến tiền liệt, hen, táo bón…Một vấn đề đáng quan tâm, đáng lưu ý: Mặc dù cây thuốc chó đẻ có nhiều công dụng nhưng không nên tùy tiện dùng cho phụ nữ mang thai.

    Điều chưa biết về tác dụng của cây thuốc chó đẻ

    Trong Đông y, dược liệu Diệp Hạ Châu hay còn có tên dân gian là cây thuốc chó đẻ. Cây thuốc chó đẻ có nhiều tác dụng, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan mà còn có tác dụng giảm béo.

    Cây thuốc chó đẻ có tên khoa học là có tên khoa học là Phyllanthus Urinaria L, họ thầu dầu Euphorbiaceae…còn trong Đông y có tên là Diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn…. Cây thuốc chó đẻ có hai loại: Diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt.

    Một số tác dụng của cây thuốc chó đẻ:

    - Kháng virus viêm gan B: Cây thuốc chó đẻ có chứa các nhóm chất hóa học như: axit hữu cơ, tamin, phenol, lignam…

    Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, cho thấy, cây thuốc chó đẻ có chứa các enzyme có tác dụng chưa viêm gan. Để chứng minh điều đó, một thì nghiệm cho thấy, trên 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B có thể bị ngăn chặn sau 30 ngày sử dụng cây thuốc chó đẻ. Với các chất hóa học trong cây thuốc chó đẻ có tác dụng bảo vệ gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây thuốc chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B. Trong đông y, cây thuốc chó đẻ có tính mát, thanh nhiệt, có tác dụng tiêu độc,…thường được bào chế thành các loại thuốc chữa các bệnh lí liên quan đến gan, thận…

    - Tác dụng lợi tiểu: Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây thuốc chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp và ổn định đường huyết của những bệnh nhân tiểu đường.

    - Chữa các bệnh chàm mãn tính: Trong dân gian đã phát hiện ra công dụng của cây thuốc chó đẻ là làm mờ, hết những vết chàm trên da. Lấy lá cây chó đẻ, rửa sạch, giã dập và xát vào chỗ bị chàm.

    - Chữa sốt rét: Với các nhóm chất hóa học, có tính chất kháng khuẩn nên cây chó đẻ kết hợp với một số loại thảo dược khác cũng có tác dụng chữa sốt rét.

    Trả lờiXóa
  2. Cây chó đẻ răng cưa có nhiều tác dụng chữa bệnh, giải độc gan, rất có lợi cho những người viêm gan B.
    Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng. Tên Hán Việt khác: trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn) (danh pháp hai phần: Phyllanthus urinaria, đồng nghĩa: Diasperus urinaria (Linnaeus) Kuntze; Phyllanthus alatus Blume; P. cantoniensis Hornemann; P. cantoniensis Schweigger (1812), không Hornemann (1807); P. chamaepeuce Ridley; P. lepidocarpus Siebold & Zuccarini; P. leprocarpus Wight; P. nozeranii Rossignol & Haicour.).
    Năm 1988 các nhà khoa học chứng minh cây chó đẻ có tác dụng kháng sinh nhất là viêm gan siêu vi B ở người, cả cây chó đẻ răng cưa và cây chó đẻ thân xanh (đắng) đều có tác dụng tốt, vì thế họ đã khuyên dùng hai loại cây chó đẻ này để làm ức chế lên men DNA của virus viêm gan B.

    Đông y còn cho rằng cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt… dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.
    Nhận biết cây chó đẻ răng cưa:
    Cây thân thảo sống một năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm; thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc; các nhánh nằm sóng soài hay thẳng, có cánh, có lông cứng dọc theo một bên. Các lá xếp thành hai dãy; các lá kèm hình trứng-mũi mác, khoảng 1,5 mm, gốc lá kèm có tai dễ thấy; cuống lá kèm rất ngắn; phiến lá mỏng như giấy, thuôn dài hay thuôn dài-trứng ngược hoặc gần như thẳng, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, kích thước 4-10 x 2–5 mm, phần xa trục màu lục xám hoặc nhợt nhạt, hoặc đôi khi nhuốm màu ánh đỏ, phần gần trục màu lục tươi hay sẫm, gốc lá chủ yếu tù, đôi khi không đối xứng dễ thấy, mép lá có lông rung, đỉnh lá thuôn tròn, tù hoặc có chóp nhỏ nhọn đầu; các gân lá bên 4-5 cặp, dễ thấy.

    Cây đơn tính cùng gốc. Hoa đực mọc thành chùm 2-4 hoa dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, lá đài 6, hình elip tới thuôn dài-trứng ngược, kích thước 0,3-0,6 x 0,2-0,4 mm, màu trắng hơi vàng, đỉnh tù; các tuyến đĩa mật hoa 6, màu lục; nhị hoa 3; chỉ nhị hợp nhất hoàn toàn thành cột mảnh dẻ. Hoa cái dọc theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, 1 hoa; cuống hoa khoảng 0,5 mm, với 1-2 lá bắc con ở gốc cuống. Cuống hoa khoảng 0,5 mm; lá đài 6, hình trứng tới hình trứng-mũi mác, gần bằng nhau, khoảng 1 mm, mép lá đài dạng màng, màu trắng hơi vàng, không rụng trên quả; đĩa mật hình tròn, nguyên; bầu nhụy hình trứng hay hình cầu, với các vảy nổi dễ thấy; vòi nhụy 3, tự do, chẻ đôi ở đỉnh, các thùy cuốn ngoài. Quả nang hình cầu, đường kính 2-2,5 mm, với các vết nổi hơi đỏ, nốt sần có vảy. Hạt hình 3 mặt, kích thước 1-1,2 x 0,9–1 mm, màu nâu đỏ hơi xám nhạt, với 12-15 lằn gợn ngang rõ nét ở lưng và các mặt, thường với 1-3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt. Ra hoa trong khoảng tháng 4-6, kết quả tháng 7-11.
    Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
    Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng rất tốt cho người viêm gan B. Chất đắng (phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal) trong diệp hạ châu đắng có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khả năng giải độc, khôi phục chức năng bình thường của gan, tốt trong các trường hợp suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều bia rượu.
    Trong cây diệp hạ châu đắng còn chứa chất chống oxy hóa thuộc nhóm xanthones, có tác dụng ức chế mạnh quá trình peroxyd hóa lipid ở tế bào gan, do đó hạn chế hiện tượng viêm, hoại tử tế bào gan.
    Ngoài ra, cây chó đẻ răng cưa còn có tác dụng chữa một số bệnh khác như: chữa nhọt độc, sưng đau, chữa bị thương, ứ máu, chữa lở loét thịt thối không liền miệng....
    Các bài thuốc chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
    1. Chữa trẻ em tưa lưỡi
    Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (theo Dược liệu Việt Nam).
    2. Chữa xơ gan cổ trướng
    Dùng 100g Chó đẻ đắng sao khô, sắc với nước ba lần, cô lại còn một bát ăn cơm, pha với đường, chia nhiều lần uống trong ngày, liệu trình trong vòng 40 ngày, kết hợp khẩu phần ăn hằng ngày hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…).

    Trả lờiXóa
  3. 3. Chữa viêm gan do vi-rút
    Dùng 20g Chó đẻ thân xanh đem sao khô, sắc nước ba lần, mỗi lần ba bát nước, cô lại còn một bát, pha đường ngọt vừa phải cho dễ uống, chia làm bốn lần, uống hết trong một ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-), khỏi bệnh, thì ngừng uống thuốc.
    4. Chữa nhọt độc, sưng đau
    Dùng Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau (Bách gia trân tàng).
    5. Chữa bị thương, ứ máu
    Dùng lá, cành Chó để răng cưa và Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp hoặc hòa thêm bột Ðại hoàng 8-12g càng tốt (Hoạt nhân toát yếu).
    6. Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước
    Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống
    7. Chữa lở loét thối thịt không liền miệng

    Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).
    8. Sản hậu ứ huyết
    Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày (theo Dược liệu Việt Nam).

    Có thông tin là uống cây chó đẻ có thể gây vô sinh, tuy nhiên đây là thông tin không có căn cứ. Trong các nghiên cứu chưa tác giả nào đề cập đến nước sắc cây chó đẻ gây tác dụng phụ này.

    Trả lờiXóa